Sau khi Sở Bình Vương cùng Phí Vô Kỵ bày kế đánh tráo cô dâu để cướp cô dâu của Thái tử, Sở Bình Vương đã cưới Mạnh Doanh về, kế sách diễn ra khá thuận lợi, và thái tử đã phải cưới một người thị nữ.
Hai năm sau, Mạnh Doanh sinh hạ một người con trai, Sở Bình Vương yêu quý tiểu hoàng tử như báu vật, đạt tên là thái tử Trân.
Kế ly gián của Phí Vô Kỵ
Lại thêm hai năm nữa, mối quan hệ giữa Sở Bình Vương và thái tử Kiến ngày càng xa cách. Và thế là Phí Vô Kỵ tiếp tục triển khai kế sách ly gián giữa hai cha con họ.
Đến một ngày, khi Vô Kỵ thấy thời cơ chín muồi, ông đã đến tâu với Sở Bình Vương rằng: “Thần thấy khu vực biên giới Thành Phụ rất quan trọng, ngài nên để cho thái tử đến đó để trấn giữ”.
Sở Bình Vương hỏi ngay: “Có cần thiết phải cử thái tử đi không?”.
Phí Vô Kỵ liên đi đến, ghé vào tai Sở Bình Vương, nói rằng: “Ngài đã cướp vợ của thái tử, còn thái tử thì này nào cũng xuất hiện trước mặt ngài, cứ thế này thì bí mật kia sẽ bị bại lộ, nên ngài hãy để thái tử đi càng xa càng tốt”.
Sở Bình Vương giật mình hiểu ra, thế là ông ta cử thái tử Kiến và Ngũ Xa đi trấn giữ, đồng thời cử một võ tướng là Phấn Dương đi theo. Phấn Dương sẽ nhận chức tư mã, tức là trưởng quản quân sự cao nhất ở Thành Phụ.
Trước khi Phấn Dương lên đường, Sở Bình Vương đã nói với Phấn Dương: “Người hãy trung thành với thái tử Kiến giống như trung thành với ta vậy”.
Và thế là bộ ba gồm thái tử Kiến, Ngũ Xa, Phấn Dương bắt đầu lên đường đến trấn giữ Thành Phụ.
Ngũ Xa bị vu oan
Phí Vô Kỵ mặc dù là tiểu nhân nham hiểm, nhưng rất có tài năng tính kế, mà lại còn có khả năng nhẫn nhịn đợi thời cơ. Hai năm sau đó, Vô Kỵ tâu với Sở Vương rằng: “không hay rồi, thần nghe nói thái tử đang chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, kết giao với chư hầu, xem chừng là sắp tạo phản”.
Sở Vương không tin, nói rằng: “không thể nào, con trai ta bản tính nhu thuận, làm sao có thể tạo phản được chứ”.
Phí Vô Kỵ bắt đầu thong thả, tiếp tục kế sách ly gián đã chuẩn bị nhiều năm, ông ấy tâu với Sở Bình Vương: “Ngài quên rồi sao, thái tử đã biết chuyện bị ngài đoạt vợ, nên rất tức giận. Lần này nghiêm trọng rồi”.
Câu nói này đánh trúng tim đen của Sở Bình Vương. Ông vua già này bắt đầu nảy sinh tâm nghi ngờ, nghi ngờ chính người con trai của mình.
Phí Vô Kỵ tục kế ly gián, nói rằng: “Hiện giờ không nên bắt thái tử, tránh bứt dây đồng rừng. Thầy của thái tử là Ngũ Xa rất lợi hai, ngài hãy gọi ông ta về gấp, sau đó hãy hỏi ông ta xem mọi chuyện thế nào?”
Sở Bình Vương gấp rút triệu Ngũ Xa hồi cung để hỏi về chuyện thái tử mưu phản. Ngũ Xa vừa nghe liền biết rằng đây là âm mưu của Phí Vô Kỵ, lên ông liền tâu: “Đại vương chiếm đoạt vợ của con trai mình đã là quá lắm rồi, sao bây giờ ngài lại tin lời tiểu nhân đến nỗi nghi ngờ chính cốt nhục của mình chứ”.
Sở Bình Vương bị nói trúng tim đen, bị nắm thóp bí mật mà ông ta che giấu, thế là vừa thẹn vừa giận. Phí Vô Kỵ ngay lập tức thêm dầu vào lửa: “Đấy đại vương, ngài xem, Ngũ Xa đã bất mãn với ngài rồi. Nếu tiếp tục thế này thì rất nguy hại, hay là hãy bắt nhốt ông ta lại để tránh hậu họa về sau”.
Sở Bình Vương lập tức nhốt Ngũ Xa vào ngục, rồi tiếp tục hỏi Vô Kỵ: “Thế còn thái tử, nên xử lý thế nào đây?” Phí Vô Kỵ nói: “Ngài đừng triệu thái tử về, bây giờ hãy viết mật lệnh để Phấn Dương giết thái tử ngay tại Thành Phụ”.
Thái tử Kiền thoát nạn
Sở Bình Vương nghe theo, liền viết mật lệnh gửi cho Phấn Dương, yêu cầu giết chết thái tử. Phấn Dương đọc xong liền báo cho thái tử bỏ trốn. Rồi Phấn Dương bảo thuộc hạ làm một chiến xe tù, rồi tự mình ngồi trong xe tù trở về kinh, gặp Sở Bình Vương.
Ngay khi gặp mặt, Sở Bình Vương hỏi thái tử đâu? Phấn Dương bảo rằng thái tử đã bỏ trốn. Sở Bình Vương hỏi: “Mật lệnh là do chính tay ta viết, chỉ có ngươi mới đọc được, rốt cuộc kẻ nào đã làm lộ chuyện này”.
Phấn Dương khẳng khái đáp: “Chính là Thần”.
Sở Vương lạnh lùng hỏi: “Người có gì để giải thích không?”
Phấn Dương tâu: “Trước khi thần đến Thành Phụ, bệ hạ từng dặn thần rằng hãy trung thành với thái tử như là trung thành với bệ hạ, nhưng mà mật lệnh lại hoàn toàn trái ngược, hơn nữa việc mưu phản không có bằng chứng rõ ràng. Nếu ngay lập tức giết thái tử, thì dân chúng trong nước sẽ bài tán, bởi vì đó là đứa con ruột của ngài. Vậy nên thần đã thả thái tử đi. Nhưng sau đó thần nghĩ, làm trái lệnh của đại vương thì là đã là tội chết, làm trái lệnh nữa thì càng đáng chết. Vậy nên thần đã đến đây để gặp đại vương”.
Sở Bình Vương nghe xong, cảm động bởi lòng trung thành của Phấn Dương, nên đã cho Phấn Dương về Thành Phụ làm chức tư mã như trước.
Kế dụ dỗ của Phí Vô Kỵ
Lúc này, thái tử đang trên đường bỏ trốn. Thái tử băng qua một con sông để đến nước Tống. Còn Ngũ Xa bị nhốt trong ngục. Sở Bình Vương không biết nên xử lý Ngũ Xa thế nào.
Phí Vô Kỵ hiểu ngay tâm ý của Sở Vương, liền tâu: “Hiện giờ chưa giết Ngũ Xa được, bởi vì hắn có hai người con trai rất lợi hại. Con cả là Ngũ Thượng, con trai thứ hai là Ngũ Viên (1). Hai người con này của ông ta rất tài giỏi, nếu ngài giết Ngũ Xa, sẽ gặp phiền phức lớn. Tốt nhất là trừ khử cả 3 cha con họ, diệt cỏ phải diệt tận gốc”.
Sở Bình Vương hiểu ý, nhưng chưa biết làm thế nào, Vô Kỵ liền tâu: “Ngài hãy hạ lệnh cho Ngũ Xa viết thư gọi hai con trai về kinh. Hãy nói với Ngũ Xa rằng nếu viết thư, sẽ được tha tội, còn không viết thì sẽ giết”.
Câu truyện bắt đầu gay cấn, diễn biến như thế nào, thì hẹn gặp các bạn vào bài sau.
Tài liệu tham khảo:
https://www.dkn.tv/van-hoa/man-dam-the-su-ky-6-tran-chien-ngo-so-hoa-kiep-bat-ngo-phan-2.html
Sở Bình Vương
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%9F_B%C3%ACnh_v%C6%B0%C6%A1ng
Ngũ Tử Tư
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_T%E1%BB%AD_T%C6%B0