Pháp gia đã tạo mảnh đất màu mỡ để ĐCSTQ thực hiện quá trình ‘bản địa hoá’. Ngoài những điểm giống nhau đã phân tích ở phần 5, ĐCSTQ khác Pháp gia ở 3 phương diện sau… 

#1. Thái độ đối với pháp luật

Cả Pháp gia và ĐCSTQ đều chế định ác pháp nhưng Pháp gia công bố pháp luật và chấp hành nghiêm túc. 

Ở phần 2, khi Thương Ưởng chạy trốn khỏi sự trả thù của thái tử, ông chạy đến trú ở quán trọ nhưng chủ quán nói: “Pháp của Thương quân, không có giấy chứng nhận thân phận thì không được ở”. Thương Ưởng ngửa mặt thở dài: “Pháp ta định đã hại ta rồi”. Ở đây Thương Ưởng đã phải chấp nhận pháp luật do chính ông ta chế định ra. 

Nhưng ĐCSTQ chế định ra pháp luật mà lại chà đạp lên pháp luật. 

Khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, trên cơ bản không có luật tố tụng. Bộ luật tố tụng đầu tiên được thông qua vào năm 1979, còn trước đó không có quy trình tố tụng rõ ràng. Thời đó khi xử án thường dùng ‘đại hội xét xử công khai’, cách làm này vô cùng phổ biến trong thời ‘Cách mạng văn hoá’ (CMVH). 

Thời ấy, người được cho là phạm tội bị áp giải lên đài, người ở bên cạnh vạch trần những ngôn luận bị coi là “phản động” của người kia. Sau đó người đọc bản vạch tội hỏi những người bên dưới “nên làm gì với hắn ta”, những người bên dưới đồng thanh hô “nên giết”, thế là người kia bị trói và đưa đến pháp trường xử bắn. Toàn bộ quá trình xét xử không cho bị cáo bất kỳ cơ hội biện hộ nào. 

Sau CMVH, đến năm 1979, ĐCSTQ thông qua ‘Luật tố tụng hình sự’, chính là phân tách quyền lực giữa công an, viện kiểm sát, toà án, để đạt đến mục đích các cơ quan trên kiềm chế lẫn nhau, không đi đến cực quyền. Công an phụ trách bắt người, thẩm vấn, nếu công an cho rằng người này phạm tội, họ sẽ đưa hồ sơ lên Viện kiểm sát. Viện kiểm sát sẽ xem xét các chứng cứ liên quan, coi người này có phạm tội hay không, nếu đủ chứng cớ sẽ khởi kiện ra tòa. Viện kiểm sát đóng vai trò công tố viên.

Đồng thời người phạm tội có thể mời luật sư, giữa luật sư và công tố viên (viện kiểm sát) sẽ biện luận tại toà. Nhưng ở Trung Quốc có điều như thế này: công an, viện kiểm sát, tòa án, luật sư đều trực thuộc Bộ Tư pháp, và phía Bộ Tư pháp lại là Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ. Mà Trưởng phòng của Uỷ ban này là Uỷ viên Thường trực Bộ Chính trị.

Với cơ cấu như vậy, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật có thể ra lệnh cho các bộ ngành liên quan đến pháp luật. Ví như nó muốn bức hại người bất đồng chính kiến, nó để công an bắt người, sau đó để viện kiểm sát khởi tố, để toà án ra phán quyết, không cho phép luật sư biện hộ cho người ấy. Cơ quan này muốn phán quyết người ấy bao nhiêu năm thì trước khi ra thẩm vấn đã định sẵn rồi, việc ra toà chỉ là thủ tục.

Đây là chỗ ĐCSTQ khác Pháp gia, Pháp gia chấp hành nghiêm túc pháp luật, còn ĐCSTQ thì giẫm đạp lên pháp luật.

#2. Sùng bái cá nhân

Là người từng sống trong chế độ ĐCSTQ đồng thời là nhà sử học và có am hiểu sâu sắc về xã hội Trung Quốc, Giáo sư Chương Thiên Lượng khi đề cập đến sùng bái cá nhân đã chia sẻ như sau: 

“Không chỉ ĐCSTQ, những lãnh tụ của các quốc gia khác, đặc biệt là lãnh tụ khai quốc hoặc đoạt được chính quyền, họ đều được tán dương như ‘Thần’.

Không chỉ có Mao Trạch Đông của Trung Quốc, mà còn có Pol Pot của Campuchia; Lê-nin, Stalin của Liên Xô; Kim Nhật Thành của Triều Tiên v.v… đều được tán dương là ‘Thần’. 

Người dân nơi đây thậm chí còn lấy tượng của họ treo lên bàn thờ để thờ cúng. Những câu như ‘Lời Mao Trạch Đông giảng ra từng câu đều là chân lý’, ‘lãnh tụ vĩ đại’, ‘thống soái vĩ đại’, ‘người dìu dắt vĩ đại’, ‘mặt trời trong lòng chúng ta’, ‘Mao chủ tịch vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế’ v.v. Những kiểu xu nịnh này có nhiều vô số kể. Họ xem lãnh tụ của họ như ‘Thần’ để sùng bái”.

Đây là chỗ khác thứ hai giữa ĐCSTQ và Pháp gia, ĐCSTQ sùng bái cá nhân, còn Pháp gia thì không như vậy. 

#3. Hệ thống giáo dục

Pháp gia không chú trọng giáo dục, giống như Hàn Phi Tử nói: “Quân chủ trị quốc, không cho bách tính xem sách thời xưa, chỉ lấy pháp luật để dạy; không được lấy lời dạy của tiên vương, muốn học thì đến chỗ quan lại”. Pháp gia muốn cắt đứt mối liên hệ giữa người dân với văn hoá trước đây, do đó Pháp gia không giảng giáo dục. Còn ĐCSTQ có một hệ thống giáo dục nhưng đó lại là một hệ thống tẩy não chúng dân ngay từ thời thơ ấu.

Hồi tưởng lại những năm tháng còn học ở Đại lục, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã kể lại trong loạt bài ‘Trung Hoa văn minh sử’ tập 42 như sau: 

“Tôi nhớ khi tôi lật chương đầu tiên của sách giáo khoa tiểu học, tôi phải học viết một câu: ‘Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại sống mãi trong lòng của chúng ta’. Đây chính là câu đầu tiên phải học khi đi học. 

ĐCSTQ thông qua giáo dục tẩy não từ tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, nghiên cứu sinh. Nếu bạn muốn lên lớp bạn phải học và thi qua những môn chính trị. Ví như trung học cơ sở có ‘Tu dưỡng thanh thiếu niên’, ‘Lịch sử giản lược quá trình phát triển xã hội’, lên trung học phổ thông thì có ‘Chủ nghĩa duy vật biện chứng’, đến đại học có ‘Triết học chủ nghĩa Mác’, ‘Lịch sử cách mạng Trung Quốc’ v.v… một bộ bài giảng chính trị như thế, thông qua hình thức giáo dục để tẩy não bạn.

Việc dạy học của ĐCSTQ không phải cho bạn tri thức mà là thông qua việc biên soạn tài liệu giáo dục để soán cải lịch sử, từ đó làm cho con người ta thích ứng với hình thái ý thức của ĐCSTQ. Hơn nữa, khi thi vào cao đẳng sẽ có câu hỏi chính trị mang tính thời sự, bạn phải biểu đạt thái độ đối với sự việc phát sinh hiện nay, bạn phải bảo trì nhất trí với ĐCSTQ về mặt chính trị.

Ví như hiện nay ĐCSTQ đang trấn áp và bức hại một cách phi nhân đạo đối với Pháp Luân Công, trong đề thi cao đẳng sẽ kiểm tra thái độ của bạn đối với Pháp Luân Công như thế nào. Nếu bạn trả lời ‘sai’, không đúng ý của ĐCSTQ, khả năng cao là bạn không thể đậu vào trường. Đây là phương pháp ĐCSTQ thông qua giáo dục mà khống chế con người”. 

Đây là chỗ khác thứ ba giữa ĐCSTQ và Pháp gia, ĐCSTQ coi giáo dục là công cụ tẩy não, còn Pháp gia hoàn toàn không giảng giáo dục. 

***

Như vậy, loạt bài theo chủ đề ‘Pháp gia mạn đàm’ đã kết thúc ở đây. Tư tưởng Pháp gia rất đáng nghiên cứu bởi vì nếu hiểu Pháp gia, bạn sẽ hiểu được cách tư duy của ĐCSTQ – địch nhân lớn nhất của nhân loại. 

Trong quá trình thực hiện loạt bài có những chỗ còn chưa đầy đủ vì kiến thức người viết còn có hạn. Nếu độc giả nào biết tiếng Trung và quan tâm đến lịch sử Trung Quốc, muốn có thêm kiến thức/góc nhìn về thế giới thì hãy đến trang Thành trì hy vọng (希望之城) để xem loạt bài ‘Trung Hoa văn minh sử‘. Đây tương đương với một khoá học ở đại học [Phi Thiên], là kết tinh mười mấy năm suy nghĩ rất cẩn thận của Giáo sư Chương Thiên Lượng. Nếu bạn nắm vững được những điều Giáo sư Chương giảng, bạn có thể phân tích được tình hình thế giới hiện nay. 

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo sư Chương đã thuyết giảng những kiến thức quý giá và quý độc giả đã theo dõi loạt bài này. 

Chuyên đề: Pháp gia mạn đàm

Đọc thêm:

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x