Nhìn vào sự thật: Phụ nữ xưa và nay. Ai khổ hơn?

Tác giả: Minh Hằng | Cập nhật: 27/03/2024

Xưa nay người phụ nữ luôn được xem là linh hồn của gia đình. Ông bà ta có câu “ đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, tuy nhiên phụ nữ ngày nay đã rất khác so với phụ nữ xưa, không chỉ ngoại hình, đến quan điểm, đến cảm ngộ nhân sinh, cho đến cảm giác về hạnh phúc của bản thân đã khác xưa rất nhiều… 

Sự khác biệt này thật sự bắt nguồn từ đâu? Phụ nữ hiện đại liệu có thật sự hạnh phúc hơn so với phụ nữ ngày xưa hay không? Rất nhiều người cho rằng phụ nữ hiện đại công bằng hơn, tự do hơn, thoải mái hơn và không bị kìm kẹp, áp bức cũng như phân biệt đối xử kiểu “trọng nam khinh nữ” như xưa. 

Sự thật có đúng như thế không? Trong khuôn khổ của bài viết này chúng ta sẽ bắt đầu phân tích và xem xét một số phương diện. 

Vai trò của phụ nữ trong các thời đại lịch sử

Trong tất cả các thời đại lịch sử, người người phụ nữ luôn giữ vai trò quan trọng trong việc làm chiếc cầu để kết nối tình cảm giữa cha mẹ, giữa anh em trong gia đình, giữa chồng và con.… việc này đòi hỏi người phụ nữ rất là nhiều yếu tố liên quan đến tâm tính , đạo đức, phẩm hạnh như: dịu dàng, khôn khéo, khoan dung, nhẫn nại, tinh tế, thấu tình đạt lý…. 

Trong hoàn cảnh cụ thể thông qua những bữa cơm gia đình thân mật, thông qua những cử chỉ chăm sóc ân cần, thông qua những lời khuyên bổ ích hoặc đơn giản chỉ là những ánh mắt nhìn những câu nói quan tâm đến nhau. 

Phụ nữ còn là người động viên an ủi, là động lực cho các thành viên trong gia đình phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn. Các ông bố, người con có thể vì mẹ vì vợ vì con mà làm rất nhiều thứ, hoặc cố gắng hơn để tạo ra những điều kiện mà phụ nữ mong muốn, vì họ biết điều ấy sẽ làm các “thái thái” vui lòng.

Sự chăm sóc những người thân yêu cũng tức là niềm vui khi được cho đi .Trong thâm tâm nhiều người phụ nữ đều thấy rằng thiên tính của bản thân đã trang bị sẵn bản năng này,đây là giống như nhu cầu và cũng là sự hạnh phúc của họ.

Vai trò duy trì giá trị đạo đức trong gia đình

Những người phụ nữ có “gia giáo” trong gia đình là người góp phần quan trọng cho việc đào tạo ra một thế hệ sau trưởng thành từ nhân cách cho đến tư duy, nhiều người trong số trở thành rường cột cho tương lai đất nước, đóng góp to lớn cho sự phát triển xã hội. 

Ngoài ra, đồng thời đối với việc hiếu kính ông bà tổ tiên, cân bằng các mối quan hệ trong gia đình, người phụ nữ cần thể hiện ra sự thông tuệ, khôn khéo, một trái tim nhẫn nại, bao dung, ân cần mà tháo vát, … Đây cũng là điểm sáng cho nhân cách dẫn lối gia đình đến tương lai, đến bình yên của người phụ nữ. Những tấm gương có thể kể đến như mẹ của Nhạc Phi “tinh trung báo quốc”, mẹ của Chu Văn An nhà giáo của mọi nhà giáo, mẹ của Đỗ Nhật Nam, thần đồng đa tài thời hiện đại, đã thể hiện đầy đủ vai trò duy trì nền tảng đạo đức truyền thống của các bà các mẹ. 

Sự khác nhau giữa phụ nữ xưa và nay

Khuôn khổ bài này chỉ xem xét sự khác nhau ở giai đoạn trước và sau thế kỷ 21, và nêu ra một số nguyên nhân khác nhau căn bản giữa phụ nữ 2 thế hệ này để mọi người cùng so sánh: 

A. Triết học đấu tranh “quần ngư tranh thực”

Trước kia, người phụ nữ tốt được đánh giá là có gia giáo, thông hiểu “nữ tắc”, khi lập gia đình thì cũng phải “tương kính như tân” (tức kính trọng như người mới gặp).

Người xưa dạy “lấy lễ đối đãi”. Lễ giáo, quy tắc, quy phạm trong xã hội cũ rất nhiều, mục đích là để duy trì chuẩn mực đạo đức trong trạng thái “trung dung”, cân bằng và ổn định của toàn xã hội. Người xưa thực sự nhận thấy việc mang một người con dâu tốt về nhà tức là mang “phúc khí” cho đại gia đình, vậy nên các cô gái thời này cực kỳ chú ý đến chuẩn mực đạo đức của bản thân.

Sau khi học thuyết tiến hóa của Darwin được truyền bá rộng rãi, người ta coi chọn lọc tự nhiên, họ bảo “kẻ mạnh được sống, những thứ yếu kém bị đào thải bắt đầu”. Tư duy này nhân rộng ra mọi mặt trong của cuộc sống. 

Cũng có rất nhiều những “phiên bản” của học thuyết này xuất hiện, làm thay đổi rất lớn tư tưởng đạo đức truyền thống của xã hội. Từ đó các giá trị cũ bị cho là phong kiến cổ hũ như là: Phụ nữ chăm lo gia đình thì bị coi là bị áp bức, trong khuôn khổ gia đình không biết đến ngoài xã hội. Phụ nữ dịu dàng mềm mỏng nhu mì thì bị coi là yếu đuối nhu nhược, làm mất giá trị bản thân. Quan niệm nam cương nữ nhu, âm dương hòa hợp cũng bị thay thế bằng “Phụ nữ là 1 nửa bầu trời…

Lại kèm thêm sự đấu tranh khốc liệt trong thuyết “Quần ngư tranh thực”, khiến người ta thực sự  cho rằng kẻ mạnh mới là kẻ thắng cuộc, con người chỉ cần có tiền có địa vị thì sẽ có hạnh phúc, “xem thường kẻ nghèo chứ không xem thường phường ca kỹ”. Đến thời này phụ nữ một khi đã nghèo, lại không có địa vị, không có bằng cấp, không có kỹ năng thì, coi như không có chỗ để dùng .

B. Thuyết Nam Nữ bình đẳng

Những năm gần đây đặc biệt rộ lên phong trào nữ quyền bắt đầu từ phương Tây, cho rằng phụ nữ có thể làm được rất nhiều việc và không thua kém các đấng mày râu, phụ nữ cũng có thể làm kinh tế, có thể làm những công việc nặng nhọc khác và tham gia thúc đẩy kinh tế chính trị xã hội, không thua kém gì đàn ông. 

Họ cho rằng gia đình là nơi mà “xã hội phụ quyền” dùng để nuôi dưỡng những người phụ nữ thành những kẻ chỉ biết quanh quẩn trong nhà và không biết gì về xã hội, làm phụ nữ mất “tự do”,  mất “bình đẳng“ , đồng thời vận động giải phóng tình dục, cổ vũ sống chung, ngoại tình, ly hôn, phá thai.

Từ đó, phụ nữ vừa đối nội, vừa đối ngoại, vừa phải dịu dàng nhu mì, đảm đang trong gia đình, vừa phải mạnh mẽ cứng rắn quyết đoán, phải bản lĩnh khi ở bên ngoài.

Chưa nói đến kết cấu sinh lý tâm lý khác với đàn ông, chỉ riêng gánh nặng về công việc vừa đối nội vừa đối ngoại, đã thấy như đang bóc lột những người phụ nữ. Khi các bà các mẹ làm tất cả mọi việc thì đồng thời cũng đẩy tinh thần trách nhiệm, lèo lái gia đình của các ông đi quá xa, sự tự tôn cũng hao mòn, chẳng phải lúc ấy các ông dễ đi vào con đường  “tứ đổ tường” hay sao?

< Chương 7 quyển sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta “ có phân tích kỹ về vấn đề này> 

Hậu quả là sự tôn nghiêm của người phụ nữ bị hạ thấp, trách nhiệm của nam giới bị giũ bỏ, ý nghĩa thiêng liêng của gia đình bị chà đạp, đạo đức của con người bị băng hoại, tương lai của trẻ nhỏ bị phá hủy, cuối cùng ai có thể có hạnh phúc khi những giá trị truyền thống thiêng liêng bị hủy hoại đây.

Vậy đâu là điều phụ nữ mong muốn 

Bởi vì thiên đạo sinh âm dương, vạn vật sinh khắc nhu hoà. Nam cương nữ nhu là 2 mặt trái biệt, đồng thời cũng bổ trợ cho nhau. Lão tử giảng “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo tự nhiên”, như thế người thuận theo bản tính cũng là hợp với lẽ của đất trời. 

Hạnh phúc của phụ nữ chính là cảm giác khi trên tay bế bồng trẻ thơ, cho nó những giọt sữa đầu đời. Cảm giác có người trụ cột che chở và khi gia đình lớn nhỏ hòa hợp vui cười trên bàn ăn, với những món ngon được chuẩn bị tâm huyết, cảm giác an tâm khi chăm lo cho cha mẹ khi về già, cảm giác hạnh phúc khi được “nâng khăn sửa túi”, cùng chồng chia sẻ mọi lo toan… 

Những điều này không hề làm cho họ mất đi sự yêu thương, tôn trọng và cao quý. Trái lại họ thật sự hạnh phúc khi được làm chính mình. Trong khi đó, các đấng mày râu xung quanh cũng được thể hiện đúng là rường cột chèo chống gia đình, được trở thành bầu trời để thỏa chí Nam Nhi chân chính, nói như người xưa là “tế thế trị bang, bình thiên hạ”. Đó chẳng phải cũng là điều mà các bà các cô mong muốn? 

Thiên địa chi đạo, âm dương có lý của âm dương. Chỉ có thuận theo thiên đạo trở về thiên tính mới mang về hạnh phúc cho bản thân, bình an cho gia đình, ổn định và phát triển vững bền cho thế hệ sau.

Đọc thêm:

Bình luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}