Góc cổ văn: Cùng học tiếng hán qua bài thơ xuân “sơn thôn vịnh hoài” – Thiệu Ung

Tác giả: Cổ Nguyệt | Cập nhật: 27/03/2024

Thiệu Ung (1011 – 1071), tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là một triết gia dịch học tài năng thời Bắc Tống (Trung Quốc). Ông sinh ra tại Phạm Dương, Hà Bắc, sau theo cha di cư tới Cộng Thành, cuối đời ẩn cư tại Lạc Dương. 

Tuy không phải là “nhà nhà đều biết” như Gia Cát Khổng Minh nhưng xét về tài năng và phẩm đức, thì ông cũng không thua gì Gia Cát Lượng. Chẳng qua, ông trường kỳ ẩn cư nên tên tuổi không được người đời sau biết đến nhiều.

Trình Hạo, một trong những ông tổ của Lý học triều Tống từng ca ngợi Thiệu Ung như sau: “Nghiêu Phu, ấy là bậc thầy về cái học của nội Thánh ngoại Vương vậy!”.

Với những tác phẩm văn thơ bất hủ, cùng với tri thức uyên thâm về vũ trụ và thiên văn, Thiệu Ung không những có một ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại của ông mà còn dự đoán chính xác những sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc, sau đó thông qua 10 bài thơ trong tập “Mai Hoa Thi” – một trong Tứ đại kỳ thư của Trung Hoa.

Chúng ta cùng làm quen và tìm hiểu một trong những tác phẩm phổ biến nhất của ông qua bài thơ “Sơn thôn vịnh hoài” – bài thơ xưa dùng để dạy cho các em bé mới học đếm từ cách đây cả nghìn năm, nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Phiên âm:

Bối cảnh sáng tác:

Trong cảnh trí dương xuân của tháng 3, tác giả đi đến Cộng Thành ở Huy Huyện tỉnh Hà Nam. Trên đường thấy cảnh trí của mùa xuân ở các làng miền núi rất nên thơ đẹp đẽ, nên viết bài thơ giản dị nhẹ nhàng này, để tả cái cảnh đơn thuần mộc mạc của nơi làng quê hẻo lánh.

Diễn nghĩa:

Nhìn thoáng qua, cứ mỗi hai ba cây dặm đường, làn sương mù dịu nhẹ bao trùm bốn năm hộ gia đình. Bên cạnh làng có sáu bảy ngôi đình; trên đó có tám, chín, mười chùm hoa nở rộ.

Tác giả đã khéo léo lồng cả mười số đếm vào trong hai mươi chữ của bài thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, mà lời thơ vẫn nên thơ và tự nhiên bay bổng, khiến người đọc vừa thấy nhẹ nhàng vừa dễ nhớ với lời thơ mộc mạc gợi hình.

Diễn Nôm:  Vịnh cảnh sơn thôn

Bài thơ này là một “bài thơ tiểu học”, nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh cách dùng từ một đến mười qua cách gieo vần. Vì vậy, thành công lớn nhất của bài thơ này nằm ở việc sắp xếp phong cảnh kết hợp sử dụng các số đếm một cách khéo léo.

Các con số được lồng vào bài thơ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, đồng thời thêm một lượng từ tương ứng với cảnh tượng và các đồ vật khác nhau đan xen, để thể hiện sự thay đổi góc nhìn từ gần đến xa, từ hẹp sang rộng, tạo nên khung cảnh “ngôi làng miền núi” tự nhiên và trang nhã.

Cách sắp xếp này thể hiện tâm hồn giản dị, thanh thoát, nhàn nhã, thoải mái, phù hợp với quan niệm nghệ thuật vịnh cảnh của cổ nhân. Không chỉ phác họa phong cảnh làng núi dân giã, giản dị, sâu sắc và thanh tao mà còn thể hiện tâm tư của một nhà ẩn dật.

Đây quả là một bài thơ giáo dục thú vị, cụ thể, sâu sắc và có quan niệm nghệ thuật sâu rộng của người xưa.

Tư liệu tham khảo: Về tác giả Thiệu Ung và kỳ thư “Mai Hoa Thi”: 

Đọc thêm:

Bình luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}