Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người cảm thấy như đang lạc trôi giữa guồng quay không ngừng của cuộc sống. Họ làm việc chăm chỉ, nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn.
Một trong những lý do chính khiến họ rơi vào tình trạng đó là vì chưa biết dành ra thời gian để suy nghĩ về điều mình thực sự muốn.
Và hiển nhiên nhiều người cũng không đặt ra cho mình những mục tiêu để hướng đến. Họ cứ sống mơ hồ, cứ chờ thời gian trôi đi.
Vì vậy, bằng việc thiết lập mục tiêu bài bản, bạn sẽ biết chính xác những gì cần làm, phải tập trung nỗ lực ở đâu. Bạn cũng sẽ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân khiến bạn bị lạc hướng để điều chỉnh kịp thời.
Tại sao cần thiết lập mục tiêu?
Mục tiêu giống như bức tranh tổng thể cho bạn thấy được phương hướng và đích đến của cuộc đời mình.
Nếu không thiết lập mục tiêu, bạn sẽ giống như một người lang thang trên sa mạc mà chẳng có la bàn, cũng chẳng biết nhìn sao Bắt Đẩu để tìm hướng.
Chỉ khi có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, bạn mới có thể xác định nơi mình muốn đến, và đạt được thứ mà mình muốn có.
Ngay cả những vĩ nhân trong lịch sử, các doanh nhân thành đạt, những người thành công đều biết cách lập ra mục tiêu cho bản thân và công ty của mình.
Nếu nói mục tiêu cá nhân là kim chỉ nam thì việc đặt mục tiêu sẽ mang lại cho bạn tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn.
Xác định mục tiêu giúp bạn sắp xếp thời gian cũng như nguồn lực để có thể tận dụng chúng tối đa và hiệu quả cho công việc và cuộc sống của mình.
Thiết lập mục tiêu mang đến những lợi ích gì?
Nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải đặt ra mục tiêu. Thiết lập mục tiêu không chỉ cho phép bạn kiểm soát hướng đi của cuộc đời, nó cũng cho bạn một tiêu chí để đánh giá bạn có thực sự thành công hay không.
Khi bạn biết về lợi ích của việc thiết lập muc tiêu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nó, từ đó bạn sẽ có động lực lớn hơn để có thể ngay lập tức tạo những mục tiêu đầu tiên
Thiết lập mục tiêu bài bản giúp tăng khả năng tập trung
Khi thiết lập mục tiêu, bạn cũng cần sắp xếp các công việc ưu tiên trong cuộc sống.
Khi xác định được điều gì cần hoàn thành trước, bạn sẽ có sự tập trung cao độ, bạn cũng dần học được cách dành thời gian hợp lý cho từng công việc.
Việc hoàn thành mục tiêu đòi hỏi sự cam kết của chính bản thân chúng ta. Do đó để thành công, bạn cần thực hiện mục tiêu của mình trong tâm thế cấp bách và có thái độ “Tôi phải làm điều này”.
Thiết lập mục tiêu là động lực mạnh mẽ
Mục tiêu cá nhân mang lại cho bạn hy vọng và khao khát thành công. Khi bạn muốn thực hiện một điều gì đó có ý nghĩa, thì mong muốn đó sẽ biến thành động lực thúc đẩy bạn thực hiện mạnh mẽ hơn.
Khi bắt đầu hướng tới việc thực hiện mục tiêu dài hạn, bạn sẽ tự hối thúc bản thân hoàn thành một số mục tiêu cá nhân ngắn hạn.
Và với thành tựu hoàn thành mục tiêu ngắn hạn đó, mục tiêu dài hạn của bạn trở nên thực tế, khả quan.
Từ đó bạn càng có niềm tin rằng mình sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng. Cảm giác hoàn thành đó thúc đẩy mong muốn của bạn và tiếp tục cổ vũ bạn đạt được nhiều hơn nữa.
Thước đo hiệu quả công việc
Với bất cứ việc gì, một khi bạn đã lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu rõ ràng, bạn có thể đo lường được tiến độ thực hiện đồng thời dự đoán được hiệu quả công việc.
Hơn thế nữa, khi bạn nhận ra khả năng và năng lực của bản thân trong việc hoàn thành mục tiêu, điều đó sẽ giúp bạn nâng cao sự tự tin mạnh mẽ.
Đánh bại sự trì hoãn bằng việc lập mục tiêu rõ ràng
Thiết lập mục tiêu khiến bạn xác định được điều gì là quan trọng nhất và để đạt được mong muốn đó thì cần thời gian bao lâu. Từ đó bạn sẽ tự hình thành kỷ luật trong quá trình thực hiện.
Một cách tự nhiên, bạn sẽ thúc đẩy chính mình bằng mọi giá để hoàn thành mục tiêu đó, tránh lãng phí thời gian, không cho phép sự trì hoãn xảy ra.
Có mục tiêu sẽ kích hoạt tính rõ ràng trong cách làm việc, tăng động lực để giúp bạn từng bước đạt được tiến bộ trong cuộc sống.
Đây cũng là lý do mà các công ty luôn đặt ra Deadline và KPI để giúp nhân viên nhanh chóng hoàn thành công việc, không trì hoãn.

Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu cuộc đời
Việc thiết lập mục tiêu cho phép bạn kiểm soát tương lai của mình và giúp nắm bắt các cơ hội mới dễ dàng hơn.
Bước đầu tiên là xem xét những gì bạn muốn đạt được trong toàn bộ cuộc sống của mình (hoặc ít nhất, ở một giai đoạn nhất định trong tương lai).
Đặt mục tiêu trọn đời mang lại cho bạn bức tranh rõ nét, định hình tất cả các khía cạnh khác mà bạn cần thực hiện.
Để cân bằng các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống, hãy cố gắng đặt mục tiêu trong một số danh mục sau:
- Sự nghiệp: Bạn mong muốn đạt đến cấp độ, vị trí nào trong sự nghiệp, hoặc bạn muốn đạt được thành tựu gì?
- Tài chính: Bạn muốn có thu nhập bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào? Điều này có liên quan như thế nào đến mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của bạn?
- Giáo dục: Những kiến thức nào bạn muốn học? Bạn muốn học kinh doanh để kiếm nhiều tiền hơn mang về cho vợ, hay bạn muốn học piano để đàn cho vợ nghe? Bạn sẽ cần những thông tin và kỹ năng nào để đạt được các mục tiêu đó?
- Gia đình: Bạn sẽ trở thành một người cha mẹ tốt như thế nào? Bạn muốn được các thành viên trong đại gia đình của mình nhìn nhận như thế nào? Bạn có muốn cho con mình đi chơi công việc mỗi tuần, mua cho nó một que kem hay không?
- Thể chất: Bạn có muốn đạt được thành tựu đặc biệt nào về lĩnh vực thể thao không? Hay bạn muốn có một sức khỏe tốt cho đến tuổi già không? Bạn sẽ đạt được điều đó bằng cách nào?
- Cộng đồng: Bạn có muốn giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Nếu vậy, bạn có mục tiêu như thế nào để đóng góp cho xã hội?
Ghi chú: Người xưa có câu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trước khi bạn muốn đóng góp cho xã hội, thì hãy phát triển bản thân trước đã, sau đó mới nghĩ đến việc lo cho gia đình, sau khi gia đình viên mãn rồi hãy nghĩ đến xã hội.
Hãy rèn luyện bản thân để trở thành một người tài giỏi nhé.
Đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn
Khi bạn đã xác định mục tiêu cuộc đời, hãy bắt tay lập kế hoạch 5 năm gồm những mục tiêu mà bạn cần hoàn thành.
Sau đó, hãy lập kế hoạch và đặt mục tiêu cá nhân trong một năm, sáu tháng và một tháng với các mục tiêu nhỏ dần.
Tiếp theo, bạn phải có danh sách những việc cần làm hàng ngày để đạt được mục tiêu tháng, và hướng tới hoàn thành mục tiêu cả đời.
Cuối cùng, hãy xem lại các kế hoạch và mục tiêu cá nhân và đảm bảo rằng chúng phù hợp với mong muốn về cuộc sống của mình.

Mô hình thiết lập mục tiêu SMART
Bạn từng nghe về mô hình mục tiêu SMART chưa? Những quy tắc của mô hình này có lợi ích gì giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu?
Tôi thì lần đầu biết đến mô hình mục tiêu Smart trong một lớp ở đại học.
Lúc đó tôi chẳng quan tâm: Mục tiêu Smart là cái quái gì tôi mặc kệ, tôi chỉ chú ý đến cô bạn gái trong lớp thôi.
Sau này tôi hiểu ra, nếu muốn vợ đẹp con khôn, gia đình hạnh phúc thì buộc phải rèn luyện bản thân, phải kiếm tiền.
Tôi không thể sống hạnh phúc với đồng lương nhân viên được, làm không cần thận còn bị chửi, tôi bắt buộc phải kinh doanh.
Nhưng sau này khi học kinh doanh online, tôi mới dần dần hiểu ra tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu.
Công việc của tôi không chỉ liên quan trực tiếp đến túi tiền của mình, mà còn quyết định năng suất của cả đội nhóm, nên không thể sao nhãng được.
Mô hình mục tiêu SMART là gì?
Thiết lập mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh và cuộc sống.
Việc thiết lập mục tiêu sẽ hiệu quả vì nó giúp bạn định hướng, tạo động lực, trọng tâm rõ ràng.
Vậy phương pháp nào giúp quá trình thiết lập mục tiêu trở nên dễ dàng và đi đúng hướng nhất? Đó là mô hình mục tiêu Smart.
Mô hình mục tiêu SMART là những hướng dẫn giúp chúng ta thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là từ viết tắt của Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time Bound.
Mô hình này kết hợp các tiêu chí này để mang đến cho bạn sự tập trung cao độ và tăng khả năng hoàn thành mục tiêu.
Specific – Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cá nhân của bạn phải rõ ràng và được xác định cụ thể.
Các mục tiêu mơ hồ hoặc quá tổng quát sẽ không hiệu quả vì chúng không cung cấp đầy đủ định hướng.
Mục tiêu cụ thể sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn, bằng cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất.
Hơn nữa, các mục tiêu cụ thể có khả năng hoàn thành cao hơn. Để làm tạo một mục tiêu trở nên cụ thể, bạn cần trả lời năm câu hỏi “W” này:
- Who: Ai tham gia thực hiện mục tiêu này?
- What: Tôi muốn đạt được điều gì từ mục tiêu này?
- Where: Tôi có thể đạt được mục tiêu này ở đâu?
- When: Khi nào tôi muốn đạt được mục tiêu này?
- Why: Tại sao tôi muốn đạt được mục tiêu này?
Bạn không thể đặt mục tiêu mơ hồ kiểu: tôi muốn làm giám đốc, tôi muốn làm chủ tịch…
Mà bạn có thể đưa ra mục tiêu là: tôi muốn làm giám đốc một công ty kinh doanh online với 10 nhân viên toàn thời gian trong vòng 5 năm tới.
Measurable – mục tiêu có thể đo lường được
Đo lường mục tiêu là bao gồm số tiền cần bỏ ra, thời gian thực hiện mục tiêu trong bao lâu,… để bạn có thể đo lường mức độ thành công hoàn thành mục tiêu của mình.
Ví dụ nếu mục tiêu cá nhân của bạn chỉ là “Giảm chi phí” thì làm sao bạn biết được khi nào bạn thành công? Bạn lấy gì để đo lường chi phí đó.
Vậy nên, thay vì đặt mục tiêu là “giảm chi phí, giành tiền gửi cho gia đình”, bạn hãy đặt mục tiêu cụ thể hơn.
Ví dụ:
Trong thời gian một tháng giảm 10% chi tiêu, hoặc trong một năm giảm 20% mức chi tiêu, và tôi sẽ gửi cho bố mẹ 500k một tháng.
Đó chính là cách tạo mục tiêu có thể đo lường được. Bạn hãy giới hạn mục tiêu đó trong thời gian cụ thể, giới hạn cụ thể.
Nếu không có cách để đo lường, bạn sẽ thiếu sót trong việc đánh giá và sẽ lãng phí thời gian khi không biết rằng bạn đã đạt được mục tiêu chưa.
Attainable – Mục tiêu có thể đạt được
Khi đặt ra mục tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn có thể hoàn thành được chúng. Nếu thiết lập mục tiêu mà không khả thi, bạn sẽ chỉ tự làm mình mất tinh thần và hao hụt sự tự tin của bản thân.
Tuy nhiên, cũng không nên thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng.
Việc hoàn thành mục tiêu mà không cần phải nỗ lực làm việc chăm chỉ, cũng dễ dẫn đến việc đánh mất động lực và khiến bạn lo sợ những mục tiêu khó hơn trong tương lai.
Bằng cách thiết lập mục tiêu thực tế nhưng đầy thách thức, bạn đạt được sự cân bằng như mong muốn.
Hãy tự hỏi bản thân mình:
- Tôi có đủ nguồn lực và khả năng để đạt được mục tiêu không? Tôi còn thiếu gì không?
- Những người khác đã làm điều đó thành công trước đây chưa?
Ví dụ, bạn không thể đặt mục tiêu kiểu như: Tôi muốn làm giám đốc và kiếm 100 triệu một tháng.
Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân: Tôi có đủ nguồn lực để kinh doanh hay không, nên kinh doanh với hình thức nào để tiết kiệm chi phí và phù hợp với số vốn, học affiliate để kinh doanh online có được không, có thể vừa học vừa làm hay không, tôi sẽ học kiến thức từ đâu, tôi có tố chất lãnh đạo chưa….
Nếu mục tiêu đó không khả thi, thì bạn buộc phải chọn mục tiêu khác, ví dụ: Tôi muốn trở thành nhân viên gương mẫu và được sếp tăng lương thêm 5 triệu/ tháng.
Relevant – mục tiêu có liên quan
Thiết lập mục tiêu có liên quan với định hướng trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.
Bằng cách đặt ra các mục tiêu có liên quan, bạn sẽ tập trung để hoàn thành những gì bạn muốn. Nếu đặt ra mục tiêu không liên quan và không nhất quán, bạn sẽ làm lãng phí thời gian và nguồn lực của mình.
Ví dụ, bạn đang là một nhân viên công sở, vào một buổi chiều, bạn tự nhiên muốn trở thành “nhà leo núi”.
Mục tiêu “leo núi” nó chẳng liên quan gì đến sự nghiệp của bạn cả. Nó chỉ là mong muốn nhất thời.
Sau một thời gian mua sắm đồ nghề, tìm kiếm thông tin, bạn thấy rằng “leo núi” nó không thú vị như mình tưởng. Thế là bạn bỏ cuộc, bạn vứt đống đồ nghề vào một xó nhà.
Rất tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc đúng không?
Vậy nên hãy tạo những mục tiêu có liên quan đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
Ví dụ: thay vì tự dưng đặt mục tiêu “tôi muốn leo núi”, hãy chuyển thành mục tiêu: “tôi muốn gửi cho bố mẹ 1 triệu một tháng, hoặc tôi muốn cả gia đình được chi chơi đối với một tuần một lần”.
Time-bound – mục tiêu có thời hạn
Mục tiêu của bạn phải có thời hạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể kiểm soát được thời gian thực hiện mục tiêu và biết khi nào hoàn thành nó.
Khi bạn đang làm đúng thời hạn, cảm giác thúc đẩy công việc của bạn tăng lên và kết quả sẽ đến nhanh hơn rất nhiều.
Hơn nữa, bạn cần liên tục nhắc nhở bản thân để hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.
Có một anh bạn sinh viên, được giao cho 2 năm để viết luận văn, nhưng cuối cùng do mải chơi nên quên mất, cuối cùng anh ấy chỉ còn khoảng 3 ngày để viết luận văn.
Thế là phải thức đêm để hoàn thành “núi công việc” đó.
Đây là câu truyện có thật, bạn hãy xem chia sẻ ở video này:
Phần mềm thiết lập mục tiêu?
Mọi người đều muốn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng, làm được mọi thứ đã lên kế hoạch mà không gặp nhiều khó khăn?
Tuy nhiên, với nhiều người, việc đạt mục tiêu thường là một nhiệm vụ không dễ vượt qua.
Thiết lập mục tiêu hiệu quả không chỉ đơn giản là lời nói suông như “Tôi muốn làm điều đó”.
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là một hoạt động liên tục, cần có kế hoạch cụ thể và công cụ hỗ trợ theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu quả.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện mục tiêu, bạn cần xây dựng các lời nhắc để luôn đi đúng hướng, tránh trì hoãn.
Bạn cũng phải thường xuyên dành thời gian để xem xét các mục tiêu của mình.
Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thực ra nó rất đơn giản và thú vị.
Vì bạn có thể dùng những phần mềm giúp thiết lập mục tiêu.
Có nhiều phần mềm thiết lập mục tiêu để bạn lựa chọn. Dưới đây là top 8 phần mềm thiết lập mục tiêu tốt nhất mà bạn có thể sử dụng!
- ActiTIME:
- Ally.io
- ClickUp
- Trakstar
- Goals.com
- Lifetick
- GoalsOnTrack
- Goalscape
Vậy đâu là phần mềm phù hợp với bạn?
Bạn cần test để tìm ra.
Tôi thường chọn những phần mềm trả phí đắt nhất (vì đắt nhất thường là tốt nhất). Nếu dùng không phù hợp, tôi sẽ chọn những phần mềm khác.
Nhiều bạn bảo: tôi nhà nghèo, làm gì có tiền?
Đó là cách bao biện cho sự không nỗ lực. Bạn hãy suy nghĩ theo hướng: Bây giờ tôi nghèo, nhưng đây là thời đại công nghệ phát triển, rất nhiều triệu phú đã thành công chỉ với số vốn rất thấp, tôi cũng làm được như họ, vì tôi biết có người sẵn sàng dạy tôi kiến thức kinh doanh online.
Hãy tiến hành thiết lập mục tiêu ngay hôm nay
Nếu bạn thực sự mong muốn trở thành một người thành công, hãy biết cách làm việc có kế hoạch, chủ động thiết lập mục tiêu bài bản và hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh sự quyết tâm nỗ lực của bản thân, các công cụ hỗ trợ thiết lập mục tiêu là “người bạn đồng hành” bắt buộc phải có.
“Phải đập sắt khi nó còn nóng”, hãy thiết lập mục tiêu ngay hôm nay bạn nhé. Hãy biến việc thiết lập mục tiêu thành thói quen.
Chúc bạn hoàn thành các mục tiêu của mình và thành công trong sự nghiệp và cuộc sống!
Hello my friend! I want to say that this post is awesome, nice written and include approximately all significant infos. I would like to see more posts like this.
It’s onerous to seek out knowledgeable individuals on this matter, however you sound like you know what you’re speaking about! Thanks