Xuân thu Chiến quốc (12) Ngô vương Hạp Lư đăng cơ, rèn ra bảo kiếm Can Tương Mạc Tà

Tác giả: Thiên Phong | Cập nhật: 21/04/2024
Danh mục: Huyền Sử

Ngô Vương Liêu vừa bị hành thích, quân lính như rắn mất đầu. Công tử Quang bên này vì thích sát thành công, sĩ khí dâng cao, kết quả trong chốc lát đã đánh bại quân đội của Ngô Vương Liêu.

Công tử Quang lên xe, một mạch tiến thẳng đến cung điện nước Ngô, hướng đến đại thần mà tuyên bố vương mệnh. Công tử Quang cho rằng bản thân mình mới là người xứng đáng được làm Ngô vương. Cùng với việc thuyết phục các đại thần, ông cũng nhanh chóng mở kho phát lương, giảm thuế, làm bách tính được lợi. Thế là bách tính trăm họ cũng dần yên lòng.

Diên Lăng Quý Tử sau đó đó từ nước Tấn quan sát tình hình, cũng về đến Ngô quốc. Công tử Quang còn giả vờ nhường ngôi cho, nói rằng: “Cháu sở dĩ giết Vương Liêu là để thúc về làm quốc vương, vì khi đó ông nội nói như vậy”. 

Diên Lăng Quý Tử nói thẳng: “Ngươi tự thân giết Ngô vương, chẳng phải muốn làm vua sao, còn giả vờ khách khí với ta làm cái gì chứ?”.

Diên Lăng Quý Tử là một người rất hiền minh, cũng rất thông minh, Khổng Tử vô cùng tán thưởng ông. Có một vài câu chuyện về ông được ghi lại trong “Sử ký” như sau: Hồi ấy Tấn quốc chỉ có một vài quan đại phu, nhưng Diên Lăng Quý Tử đến nước Tấn, ông xem qua rồi nói: “Nhân tài ưu tú nhất trong quốc gia đều tập trung ở Hàn gia, Triệu gia và Ngụy gia, tương lai sẽ có một ngày nước Tấn phân thành ba nhà đấy”. Ông xem vô cùng vô cùng chuẩn xác. 50 năm sau đã phát sinh đại sự “Tam gia phân Tấn”, nước Tấn thật sự đã phân thành ba nước là Hàn, Triệu, và Ngụy.

Diên Lăng Quý Tử cũng là người rất có đạo đức. Có một lần ông đi sứ đến nước Từ, quốc vương nước Từ rất thích bảo kiếm của ông. Nhưng vì ông phải đi sứ đến nước khác nên không thể không có kiếm, cho nên ông định bụng sẽ tặng kiếm sau khi xong việc. Đợi đến khi về lại nước Từ, tất cả các hoạt động ngoại giao đã làm xong, nhưng quốc vương nước Từ đã băng hà. Quý Trát bèn lấy bảo kiếm của mình, treo trên mộ của quốc vương nước Từ.

Người khác hỏi: “Tại sao ông phải đem kiếm treo nơi đó?”. Quý Trát nói: “Bởi vì trong tâm ta đã chuẩn bị lấy kiếm này tặng ông ấy, lúc đó ta chưa nói ra. Chẳng qua vì ta phải đi sứ, cho nên phải mang kiếm này theo. Hiện tại việc đã xong, ta nguyện ý đem kiếm này treo tại đây để làm tròn lời hứa trong tâm mình”.

Công tử Quang nên làm Ngô Vương, vì báo đáp Chuyên Chư, bèn cho con trai Chuyên Chư là Chuyên Nghị nhậm chức Thượng khanh. Vào thời Đông Chu, tước vị là như thế này, dưới chư hầu phân thành sáu cấp tước vị là: Thượng khanh, Trung khanh, Hạ khanh, Thượng đại phu, Trung đại phu, Hạ đại phu. Vì báo đáp Chuyên Chư, công tử Quang lấy tước vị cao nhất của quốc gia cấp cho con trai của Chuyên Chư là Chuyên Nghị, đây cũng là một vị tướng quân rất nổi tiếng.

Bảo kiếm khi Chuyên Chư thích sát Ngô Vương Liêu được gọi là “Ngư trường kiếm”. Hạp Lư cảm thấy ngư trường kiếm là vật không may mắn, vì nó đã giết vua, thế là bèn đem nó chôn xuống đất. Nhưng ông cũng hy vọng có thể tìm được bảo kiếm sắc nhọn như ngư trường kiếm. Thế là ông bèn thỉnh mời một đại sư rèn kiếm thời bấy giờ là Can Tương đến nước Ngô.

Can Tương và Mạc Tà là hai thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử thì Can Tương và Mạc Tà là vợ chồng. “Đông Chu liệt quốc chí” ghi lại, rằng hai vợ chồng chọn loại sắt tốt nhất và các kim loại khác, chọn ngày lành, chư Thần đến xem, lệnh cho 300 đồng nam thổi gió đốt than, tinh chế trong ba tháng làm ra loại sắt không gỉ. Thế là Mạc Tà sau tắm gội trai giới, lấy tấm thân nhập vào lò, tức khắc kim loại dung hoá, luyện thành hai thanh kiếm Thư Hùng. Hùng kiếm gọi là Can Tương, Thư kiếm gọi là Mạc Tà. Can Tương đem Hùng kiếm cất đi, rồi lấy Thư kiếm dâng cho Hạp Lư.

Sự việc này khiến không ít người người cảm thấy rất huyền hoặc, trong chính sử xác thực cũng không có ghi lại, nhưng trong truyền thuyết người ta đều biết. Can Tương, Mạc Tà là “một quân vương, một hoàng hậu” trong các loại bảo kiếm. Liệu có bằng chứng nào không? Liệu có hai thanh kiếm đó không?

Có một chút bằng chứng: Một là sau khi Can Tương dâng tặng cho Ngô vương Hạp Lư, Hạp Lư từng dùng thanh kiếm này chặt một tảng đá. Tảng đá cứ theo tay mà tách ra, giống như cắt đậu phụ vậy, tảng đá này gọi là “Thí kiếm thạch”, hiện nay vẫn còn. Gần Tô Châu có một nơi tên là Hổ Khâu, di tích hiện nay vẫn còn, chính là thí kiếm thạch.

Còn có một bằng chứng nữa, năm 1965 ở huyện Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, phát hiện trên núi có ngôi mộ số 1, đào lên được một thanh kiếm. Trên thanh kiếm này có khắc tám chữ triện là “kiếm tự làm của Việt Vương Câu Tiễn”. Thanh kiếm này đương thời là kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, nó đã trải qua thời gian 2500 năm. Khi đào lên, mở phần mộ đó, bảo kiếm lấp lánh phát quang, một chút gỉ sét cũng không có, giống hệt như mới.

Những năm đó, khi người ta trắc định độ sắc bén của kiếm, họ đã dùng 20 tờ giấy, cầm kiếm vạch nhè nhẹ lên một đường, 20 tờ giấy in chốc lát tách ra làm đôi. Sau 2500 năm, một thanh kiếm không hề sinh ra gỉ sét, mà còn sắc nhọn lấp lánh phát quang như thế! Điều này nói rõ những năm thời Xuân Thu, công nghệ đúc kiếm đã cực kỳ phát triển.

Nghe nói trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng có chứa tượng gỗ binh mã, họ lại đào lên một thanh kiếm. Vì đất phủ lên làm thanh kiếm cong đi, nhưng sau khi phủi hết đất, thanh kiếm đó lập tức khôi phục lại trạng thái vốn có của nó một cách thần kỳ, là giống như hợp kim mà có thể ghi nhớ trạng thái của bản thân trong ký ức. Đây là một sự việc không thể nghĩ bàn. Thuật đúc kiếm của Trung Quốc thời Xuân Thu xác thực là vô cùng phát triển.


Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}