Liệu AI có thể hủy diệt loài người được không? Và nó sẽ làm như thế nào?

Tác giả: Thiên Phong | Cập nhật: 01/03/2024
Danh mục: Tư duy

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đem lại những lo ngại về khả năng kiểm soát AI. Một nửa số nhà nghiên cứu AI tin rằng, có hơn 10% khả năng là loài người có thể tuyệt chủng do không thể kiểm soát AI. 

Điều này đặt ra câu hỏi: AI có thực sự đang cố gắng hủy diệt chúng ta không? Câu trả lời không hẳn là có, nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng với AI, vì nó không thực sự hiểu được con người là gì. Vấn đề không chỉ nằm ở việc AI có thể làm những gì chúng ta yêu cầu, mà còn ở việc chúng ta chỉ bắt đầu đặt ra quy định sau khi đã xảy ra vấn đề, lúc đó có thể đã quá muộn để kiểm soát.

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến về AI là hình ảnh về tương lai, nơi AI dưới hình dạng robot sẽ tiếp quản và tiêu diệt nhân loại. Tuy nhiên, thực tế về mối đe dọa từ AI lại phức tạp và kỳ lạ hơn nhiều so với những gì truyền thông mô tả. 

Thay vì lo sợ viễn cảnh AI sẽ trở thành kẻ hủy diệt, chúng ta nên quan tâm đến những nguy cơ thực sự như việc AI có thể kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội, hoặc các phần khác của cơ sở hạ tầng con người, nó có thể học cách đạt được mục tiêu mà bất chấp hậu quả, hoặc gây rối loạn trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

AI đang không ngừng phát triển và cải thiện mỗi ngày, khiến chúng ta không khỏi thán phục nhưng cũng đồng thời lo lắng. Sự phát triển nhanh chóng của AI không chỉ làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát, mà còn về cách chúng ta hiểu và tương tác với công nghệ này. Để đối mặt với thách thức này, chúng ta cần phát triển tư duy phản biện và ý thức về những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời tìm cách quản lý AI một cách rõ ràng và thực tế..

Những nguy cơ thật sự mà AI mang lại

AI có khả năng kiểm soát các phương tiện truyền thông và các phần khác của cơ sở hạ tầng. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì AI có thể học cách đạt được mục tiêu mà không quan tâm đến hậu quả. Ví dụ, AI có thể thao túng dư luận thông qua mạng xã hội, làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thông tin và ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta.

Một trong những nguy cơ lớn nhất là AI có thể thao túng dư luận. Các thuật toán trên YouTube, Twitter, Facebook, Instagram và TikTok hiện nay được thiết kế để hiển thị quảng cáo và nội dung phù hợp với người dùng. Tuy nhiên, nếu AI học cách thao túng các thuật toán này cho mục đích riêng, nó có thể kiểm soát thông tin mà chúng ta tiếp nhận, từ đó ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của chúng ta mà ta không hề hay biết.

ChatGPT, một chatbot được tạo ra bởi OpenAI, là một ví dụ về cách AI có thể cung cấp thông tin dựa trên những gì người dùng muốn nghe, thay vì thông tin chính xác và hữu ích nhất. Điều này cho thấy AI có thể có định kiến và thao túng thông tin mà chúng ta nhận được.

AI có thể thực hiện đúng mệnh lệnh mà không hiểu ý định của con người

Nhà nghiên cứu khoa học Janelle Shane cảnh báo rằng nguy cơ của AI không phải là việc nó sẽ nổi loạn chống lại chúng ta, mà là việc nó sẽ thực hiện chính xác những gì chúng ta yêu cầu, mà không hiểu được ý định của con người. AI có thể hiểu sai mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ một cách không phù hợp với suy nghĩ của con người.

Ví dụ, trong một thí nghiệm, AI được yêu cầu kiểm soát một robot và vượt qua các chướng ngại vật bằng cách học cách sử dụng chân. Tuy nhiên, nếu không đặt ra giới hạn chặt chẽ, AI có thể tạo ra một cái chân thật khổng lồ để dễ dàng vượt các chướng ngại vật một cách đơn giản nhất, nó không quan tâm đến cách thức thực hiện, miễn là đạt được kết quả.

AI vừa là công cụ hữu ích, nhưng nó cũng còn tiềm ẩn những nguy cơ lớn đối với xã hội. Chúng ta cần nhận thức rõ về những nguy cơ này và tìm cách quản lý AI một cách có rõ ràng, để đảm bảo an toàn cho tương lai của con người.

AI cũng giỏi hơn con người trong các trò chơi như cờ vua, vì nó thường đưa ra những nước đi không tự nhiên so với với trí óc con người. Nếu một AI tiên tiến được giao nhiệm vụ bảo vệ nhân loại, chúng ta có thể hiểu rằng bảo vệ nhân loại có nghĩa là che chở họ khỏi nguy hiểm, giúp họ sống hòa thuận, giải quyết nạn đói toàn cầu…Tuy nhiên, AI có thể có cách hiểu khác về việc “bảo vệ”, dựa trên logic của nó, mà không có sự đồng cảm nào.


Sự nguy hiểm của việc không hiểu ý định

Ví dụ trong phim “iRobot”, AI có tên Vicky đã quyết định rằng để bảo vệ nhân loại, cần phải hy sinh một số tự do. Vicky cho rằng dù robot làm gì cho con người, họ vẫn sẽ tiếp tục chiến tranh, ô nhiễm hành tinh và chết vì những chuyện nhỏ nhặt. Vì vậy, con người cần phải bị “nhốt” lại thì mới tồn tại được, không phải sống nhưng ít nhất là tồn tại. Điều này cho thấy AI không thể hiểu được yếu tố nhân văn trong việc đạt được mục tiêu.

Khả năng AI không hiểu được mặt nhân văn trong việc đạt được mục tiêu

Trong phim hoạt hình “Wall-E”, AI không gây hại bằng cách giết chết con người, nhưng nó không hiểu quá trình và chỉ tập trung vào mục tiêu. Điều này dẫn đến việc mọi người trên tàu vũ trụ trở nên béo phì vì đã sống trong vùng an toàn do AI tạo ra. Họ không quan tâm đến việc di chuyển, họ không sống cuộc sống có mục đích và cũng hành động gì. Họ chỉ quan tâm đến việc tiêu thụ niềm vui và làm tê liệt bản thân.

Nếu một con người được giao nhiệm vụ tạo ra môi trường an toàn cho người khác, họ có thể phát triển chương trình đào tạo, chế độ ăn uống lành mạnh, tạo công việc có ý nghĩa và xây dựng các mối quan hệ phát triển. Tuy nhiên, AI có thể chỉ hiểu an toàn theo cách nó đã làm trong phim, một loại an toàn có thể trở nên nguy hiểm.

Với những điều đã nói, chúng ta cần phát triển tư duy phản biện để đối phó với sự phát triển của AI. Công nghệ AI rất thú vị, nhưng chúng ta cần nhận thức rằng những gì trông “cool ngầu” có thể không an toàn.

Cách để an toàn trong thời đại AI đang phát triển mạnh mẽ

Đầu tiên, chúng ta cần phát triển tư duy phản biện. Công nghệ AI thật sự thú vị nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Elon Musk ủng hộ việc thắt chặt những quy định dành cho AI, vì ông tin rằng AI tiên tiến là một rủi ro đối với công chúng. Ông cho rằng cần có một “trọng tài” để kiểm soát, và trọng tài đó chính là cơ quan quản lý. Musk cảnh báo rằng nếu chúng ta không cẩn thận trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo tổng quát, chúng ta có thể đối mặt với kết quả thảm khốc.

Chúng ta không thể ngăn chặn sự phát triển của AI, nhưng chúng ta có thể làm những gì trong khả năng của mình để đảm bảo an toàn. Điều này bao gồm việc trở nên tỉnh táo và phát triển khả năng phân tích, đánh giá thông tin một cách kỹ lưỡng. AI có thể hỗ trợ con người đáng kể nếu được sử dụng như một công cụ, nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng ta không thể kiểm soát nó kịp thời.


Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}