Nếu bạn đọc các bài báo trên internet, bạn sẽ thấy họ ca ngợi về những điều tích cực của game, nhưng liệu điều đó có đúng không? Có những tác hại của game nào mà họ đang cố che giấu?
Những công ty game đứng sau, họ phải thuê người viết bài ca ngợi thì game mới có nhiều người chơi, họ mới kiếm được nhiều tiền. Vậy nên những “nhà báo” sẽ nhấn mạnh và phóng to những điều tích cực của game, và bỏ qua rất nhiều hệ lụy tiêu cực mà game mang lại.
Sự phát triển chóng mặt của thế giới game
Vào khoảng 10 – 15 năm trước, thế hệ chúng tôi đã chơi những máy chơi game loại cổ. Nó chỉ có vài nút bấm với những trò xếp hình đơn giản.
Tôi thấy đó là tác dụng của game, giúp giải trí một chút khi không có những hoạt động vui chơi khác. Chơi cho vui, chơi cho bớt chán, nhưng game nó không thể thay thế những hoạt động thể chất khác được.
Nhưng lúc đó tôi không hề biết rằng game đã phát triển chóng mặt chỉ trong vài chưa đầy 20 năm. Bây giờ người ta gọi nó là ngành công nghiệp game với giá trị hơn 200 tỷ đô la.
Hiện tại, ngành công nghiệp game còn có giá trị lớn hơn ngành phim và âm nhạc cộng lại.
Trong bài này, tôi không nói về việc chơi game là thú vui (chơi vui) hay nghiện game. Mà tôi nói về một vùng trong bộ não chịu trách nghiệm về sự tập trung, sự chú ý, sẽ bị game hủy hoại nghiêm trọng.
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp game

Các công ty game liên tục cạnh tranh với nhau, họ gắng tạo những game tốt hơn, cố gắng thu hút sự chú ý và sự tập trung từ người chơi, từ đó kiếm thật nhiều tiền nhất có thể.
Bởi vì thế giới ngày nay đã khác xưa rồi, người ta không nói về đạo đức văn hóa nữa, mà người ta chỉ nói về tiền… làm sao để kiếm thật nhiều tiền chính là mục đích của dân kinh doanh.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp công ty game thì chắc bạn cũng vậy thôi, đứng trước sự cám dỗ của đồng tiền thì rất khó giữ vững. Chủ doanh nghiệp sẽ quan tâm đến người chơi, hay là quan tâm đến xe hơi, biệt thự của họ.
Vậy nên họ sẽ tạo game gây nghiện nhất có thể, kiếm nhiều tiền nhất có thể… bởi vì họ còn phải nuôi một dàn nhân viên, nào là lập trình viên, marketing, còn phải thuê văn phòng các kiểu nữa…
Nhà làm game tăng độ gây nghiện để kiếm nhiều tiền
Các team làm game được trả lương hậu hĩnh, họ phân tích và nghiên cứu tâm lý học để tối ưu sản phẩm (game).
Nhiều bạn nói rằng chỉ chơi cho vui, nhưng họ chỉ muốn dụ bạn chơi vui, rồi dần dần bạn sẽ bị game mê hoặc. Bởi vì có cả một đội nhóm chuyên tối ưu tăng độ gây nghiện cho game, nên rất ít người có thể chống được nó.
Trên bao thuốc lá, họ viết rằng “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Trên mỗi sản phẩm game, họ viết là “chơi game quá 180 phút mỗi ngày sẽ có hại cho sức khỏe”, nhưng hầu như không ai quan tâm.
Thuốc lá có chất gây nghiện là Nicotine, còn game thì là Dopamine.
Tác hại của game: Dopamine ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, chịu trách nghiệm mang lại động lực, niềm vui, hạnh phúc. Nó là Hormone giúp tăng mong muốn và nỗ lực đạt được mục tiêu, tăng sự hài lòng.
Sau một thời gian nỗ lực cho một công việc, một dự án và bạn đạt được thành công, thì Dopamin sẽ làm cho bạn có cảm giác tràn đầy hạnh phúc, hứng khởi.
Nhưng khi bạn chơi game, khi bạn lên cấp, hoàn thành nhiệm vụ trong game, thì ngay lập tức não sẽ sinh ra dopamin, tạo cho bạn cảm giác hứng khởi ảo và hối thúc bạn tiếp tục chơi game.
Vậy nên, ban đầu người ta chơi game vì tò mò, nhưng sau nhiều lần dopamin bị kích thích và lặp đi lặp lại, người ta sẽ dần trở nên phụ thuộc vào cái cảm giác “hứng khởi” đó, và dần dần bị nghiện game.
Khi đó, chơi game làm bạn thấy sướng hơn so với việc phải học tập, làm việc, dọn nhà… cảm thấy công việc thật chán.
Làm việc thì phải thật lâu mới có kết quả, đặc biệt là các dự án kinh doanh, sẽ phải nỗ lực chăm chỉ trong thời gian lâu… Nhưng chơi game thì nó lại tạo cảm giác hưng phấn ngay lập tức.
Các trò chơi game luôn luôn sẵn sàng đợi bạn, và bạn có thể dễ dàng truy cập trên điện thoại hoặc máy tính.
Dần dần, bộ não của bạn sẽ quen với việc tiết ra dopamin với lượng lớn và liên tục. Vậy nên bạn sẽ chỉ thấy vui khi chơi game, còn những việc khác thì sẽ thấy rất mất động lực.
Chơi game quá thoải mái và dễ dàng, dễ kích thích dopamin
Bộ não được lập trình để tránh những nỗi đau (tổn thương), và tìm kiếm sự vui vẻ (sướng). Và game sẽ giúp bạn thỏa mãn hai điều đó, thỏa mãn ngay lập tức.
Khi bạn nằm dài trên ghế và chơi game, bạn sẽ thấy thật thoải mái, thư giãn. Và bạn lại có thể “ngắt kết nối” với những vấn đề đau đầu trong cuộc sống.
Bộ não nhận thấy rằng khi chơi game, sẽ tránh được nỗi đau và đạt được sự thoải mái. Và bộ não sẽ dần thay đổi nhận thức thành “chơi game là vui sướng, còn cuộc sống thì tối khổ”.
Nhưng chơi game chỉ là sướng ảo. Sau nhiều giờ mệt mỏi chơi game liên tục, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vô vị, trống rỗng, nhàm chán…
Khi chơi game online, người ta còn có thể “nạp tiền” để mua trang bị trong game, từ đó đánh gục kẻ thù, hoặc đơn giản là để ra oai với những người chơi khác. Kết quả nó đã tạo ra sự thiếu hụt tài chính.
Game không chỉ hút đi sức khỏe, tinh thần của bạn, mà còn lấy đi tài sản vật chất nữa. Nên nhiều người đã gọi là “game hút máu”, có người đã tiêu nhiều tỷ đồng cho một nhân vật trong game.
Làm sao để bộ não trở lại tình trạng bình thường?

Chắc hẳn là bạn sẽ không muốn giống như những Otaku Nhật Bản, họ thường đóng cửa ngồi trong nhà cả ngày để chơi game, không bước ra ngoài.
Vậy khi bạn đã bị nghiện, thì làm sao để đưa bộ não về trạng thái bình thường? Đó là bạn sẽ phải đợi. Nghỉ game, và đợi. Đợi cho dopamin về tình trạng cân bằng, lúc đó bạn sẽ lại có cảm giác hứng thú với những hoạt động khác trong cuộc sống.
Vậy sẽ phải đợi bao lâu? Nó còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của bộ não, mỗi người là khác nhau. Có người sẽ phải đợi vài ngày, vài tuần.
Game, mạng xã hội, phim đen, và thói quen liên tục kiểm tra điện thoại. Những điều này sẽ không cho bộ não của bạn nghỉ ngơi, và bạn sẽ không còn động lực để đạt được những điều tuyệt vời trong cuộc sống.
Vậy nếu bạn không chơi game, nhưng lại lướt TikTok và liên tục nhét rác vào bộ não, thì bạn cũng chẳng có động lực để học tập, hay làm việc đâu.
Cách từng bước cai nghiện Dopamin (bỏ game)
Nhiều bạn không muốn chơi game nữa, nhưng lại không bỏ được. Hoặc muốn tham gia các hoạt động xã hội, nhưng chẳng có động lực. Vậy thì đã đến lúc để bạn cai nghiện Dopamin.
Bạn sẽ không chỉ phải nghỉ game, mà còn phải giảm các hoạt động gây nghiện Dopamin khác, để bộ não có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi cân bằng.
Theo kinh nghiệm, bạn nên nghỉ game từ 30 – 90 ngày. Ý tôi không phải là bảo bạn bỏ game mãi mãi, mà nên nghỉ một thời gian, để cho bộ não cơ hội khôi phục trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Nếu bạn có thể bỏ hoàn toàn và tập trung vào sự nghiệp, thì càng tốt. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó.
Nhưng chỉ cần bạn có thể nghỉ game trong khoảng 30 ngày, là bạn sẽ thấy sự hồi phục đáng kể rồi. Bạn sẽ thấy được những góc nhìn mới, góc nhìn rất khác so với khi mà bạn bị kẹt trong game.
Hãy nhớ là trong giai đoạn cai nghiện dopamin này, bạn không chỉ phải nghỉ game, mà còn phải cai hẳn những cái gây nghiện dopamin như mạng xã hội, phim đen… nữa nhé.
Mục tiêu không phải là loại bỏ hoàn toàn dopamin, mà mục tiêu là hồi phục lại mức độ dopamin bình thường, để bộ não của bạn có thể nghỉ ngơi…
Dần dần bạn sẽ thấy vui vẻ với những hoạt động như học tập, làm việc, tập thể dục, đi chơi với bạn bè, đọc sách, chơi với thú cưng…
Bạn sẽ không còn cảm thấy bộ não bị “hỏng”, bị kiểm soát bởi game hoặc mạng xã hội nữa.
Thử thách bỏ game 30 ngày
Bạn hãy lập ra một kế hoạch hoàn chỉnh để bỏ game nhé, hãy chuẩn bị những phần mềm giúp khóa cứng game, chặn những trang web tải game, gỡ bỏ game khỏi máy tính.
Trên điện thoại, bạn cũng nên xóa game, sau đó cài phầm mềm khóa điện thoại, giới hạn thời gian sử dụng, khóa luôn cả mạng xã hội nữa, vì nó cũng gây nghiện dopamin.
Với các bạn nghiện phim đen, vì sức khỏe của bạn, hãy khóa hoặc tắt luôn chrome. Không dùng trình duyệt nữa, chặn cài đặt ứng dụng mới.
Để tìm kiếm thông tin, bạn luôn có thể dùng cái máy tính với màn hình to bự để làm việc, giúp tăng tốc độ công việc lên mức cao, chứ không cần dùng cái điện thoại bé tý ấy.
Sau khi bỏ game, những ngày đầu bạn sẽ cảm thấy rất chán nản. Hãy nhanh chóng tìm một thú vui mới để thay thế cho game.
Tôi đề nghị bạn có thể học kinh doanh online. Có những phương pháp giúp bạn khởi nghiệp với số vốn thấp, giúp bạn kiếm thêm thu nhập nữa.
Bạn sẽ thấy rằng kiếm tiền thật khó, nhưng tiêu tiền (trong game) lại quá dễ. Thử thách này không khó, cũng không dễ.
Chúc bạn vượt qua thử thách và đạt được thành công nhé.