Xuân thu Chiến quốc (18) Nước Sở lục đục, chư hầu bất hòa

Tác giả: Thiên Phong | Cập nhật: 21/04/2024
Danh mục: Huyền Sử

Năm 509 TCN, hai quốc vương chư hầu của Sở là Đường Hầu và Thái Hầu đến nước Sở triều cống. Đường Hầu có một con ngựa tốt tên là “Túc Sương”, chạy rất nhanh, toàn thân trắng như tuyết, một sợi lông tạp cũng không có. Đường Hầu đối với con ngựa này vô cùng đắc ý, cưỡi nó đến Dĩnh Đô triều cống. Nhưng ông bị Lệnh doãn nước Sở là Nang Ngoã bắt gặp. Nang Ngoã vừa nhìn đã biết ngựa này rất quý, mới nói với Đường Hầu:

– Ngươi có thể đem ngựa này cho ta không?

Đường Hầu nói:

– Ngựa không thể cho ngài. Ngay cả Sở vương ta cũng không tặng, ta làm sao có thể đưa ngài được?

Khi đó, quốc vương nước Thái là Thái Hầu cũng đến triều cống. Thái Hầu có một bộ áo da cừu lớn, cũng rất đẹp. Ông vốn có hai bộ, một bộ cống cho Sở Vương, bộ còn lại ông mặc trên thân. Nang Ngoã thấy bộ áo cừu lớn ấy rất thích, bèn đến nói với Thái Hầu:

– Ngài có thể lấy bộ áo đang mặc cho ta được không?

Thái Hầu cũng không đưa. Kết quả Nang Ngoã bèn đến trước mặt Sở Vương nói lời sàm ngôn rằng:

– Đường Hầu và Thái Hầu tuy đến nước ta tiến cống, nhưng tâm họ lại hướng về nước Ngô, nếu chúng ta thả họ về, có khả năng họ sẽ theo nước Ngô quay lại đánh nước ta. Tôi thấy cách tốt nhất là không cho họ về.

Khi đó Sở Vương tuổi còn rất nhỏ, liền đáp ứng yêu cầu của Nang Ngoã. Nang Ngoã bèn phái một nghìn binh sĩ, bắt Đường Hầu và Thái Hầu giam lỏng ở dịch quán, giam suốt thời gian 3 năm. Nang Ngoã hết sức điên rồ không? Thông thường nếu người ta thấy đồ vật mà mình thích, thì phải bỏ tiền ra mà mua. Nang Ngõa thấy đồ vật của người khác, thì lập tức đòi hỏi họ, họ không đưa thì bèn giam lại, giam đến 3 năm.

Đường Hầu ba năm không trở về nước, thế tử Đường quốc thấy rất kỳ lạ, thế là thế tử bèn phái một quan Đại phu đến nước Sở để xem xét tình hình. Đại phu đó gặp Đường Hầu, sau khi hỏi rõ ngọn ngành câu truyện, thì mới bình tĩnh phân tích cho quân vương rằng: “Đại vương à, ngài sao không nghĩ một chút, rốt cuộc quốc gia quan trọng hay là một con ngựa quan trọng?”. 

Đường Hầu nói: “Quốc gia tuy quan trọng, nhưng thể diện của ta còn quan trọng hơn. Con ngựa đó nếu đưa cho hắn thì: thứ nhất, ta mất đi một thứ rất tốt; thứ hai, có cảm giác ta vì chịu uy hiếp mà phải cống ngựa cho hắn, quả là hèn nhát”. 

Quan đại phu thấy không ổn, bèn nghĩ ra một kế, đúng lúc nửa đêm lấy một ít rượu chuốc người nuôi ngựa say mèm. Sau khi người nuôi ngựa say khướt, bèn lấy ngựa trộm đi, giao cho Lệnh doãn nước Sở là Nang Ngoã. 

Nang Ngoã sau khi lấy được ngựa, bèn đến bên Sở Vương mà nói: “Đường Hầu đã đợi ở đây ba năm rồi, Đường quốc là một quốc gia nhỏ, ông ta dù có nương nhờ nước Ngô xem ra cũng không làm được điều gì, cứ thả ra là xong”. Sở Vương cũng đồng ý, bèn để Đường Hầu được thả ra như thế.

Thái Hầu thấy Đường Hầu giao ngựa và được trở về, bèn lấy áo cừu lớn trên thân cởi ra, cũng đưa cho Nang Ngoã. Sau đó Nang Ngoã lại đến trước mặt Sở Vương tâu rằng: “Đường Hầu với Thái Hầu là một nhóm với nhau, Đường Hầu đã đi, Thái Hầu không nên lưu lại một mình, cũng thả Thái Hầu về nước”.

Như thế, Thái Hầu cũng được thả về Thái quốc. Thái Hầu khi về nước phải qua sông Hán Thuỷ, bởi vì thủ đô của Thái quốc hiện nay là phụ cận huyện Tân Thái tỉnh Hà Nam, nên ông ắt phải qua Hán Thuỷ. Khi qua Hán Thuỷ, Thái Hầu bèn lấy viên ngọc ném xuống sông rồi nói: “Quả nhân nếu không thể diệt được nước Sở, đời này kiếp này không qua sông Hán Thuỷ nữa”.

Đường Hầu và Thái Hầu sau khi về đến nước xong, lập tức tìm đến Chu Thiên tử mà tố cáo, yêu cầu Thiên tử xuất binh thảo phạt nước Sở. Bấy giờ chỉ có duy nhất một nước có thể đối kháng với nước Sở, chính là nước Tấn. Chu Thiên tử lệnh nước Tấn dẫn đầu, một tiếng hạ lệnh, mười tám lộ chư hầu tề tựu, sẵn sàng tấn công nước Sở.

Khi đó, hai tướng quân lãnh binh của nước Tấn, một người là Sĩ Ưởng, một người là Tuân Dần. Mà tướng quân nhận lệnh của Chu Thiên tử chính là Tổng Nguyên soái của mười tám lộ chư hầu, tên là Lưu Quyền. Nhưng không ngờ Sĩ Ưởng và Tuân Dần cũng rất tham lam. Hai kẻ này tìm đến Đường Hầu và Thái Hầu mà nói: “Con ngựa đó còn hay không, bộ y phục đó có hay không, liệu có thể cho hai chúng tôi một thứ, hoặc cho hai chúng tôi cả hai thứ chăng?”.

Đường Hầu và Thái Hầu không ngờ hai tên này lại tham lam như thế, bèn nói: “Tất cả những thứ tốt đều đã bị nước Sở lấy rồi. Nếu các ngươi muốn áo lông cừu hoặc là ngựa quý, chỉ cần đánh vào đô thành nước Sở thì những thứ đó đều của các ngươi”. Sĩ Ưởng và Tuân Dần nghe vậy cũng cảm thấy không còn mặt mũi nào nữa, thực là đã bị người ta cự tuyệt rồi.

Sau khi đại quân xuất chinh không lâu, gặp phải mưa xuân giáng hạ và nước sông dâng cao. Tổng Nguyên soái Lưu Quyền mà Chu Thiên tử phái lãnh binh đã bị nhiễm rốt rét. Xuất binh mười ngày, cả mười ngày mưa, bệnh sốt rét của Lưu Quyền cũng không khỏi. Sĩ Ưởng và Tuân Dần lấy điều này làm cớ, một là chủ tướng sinh bệnh, thêm nữa là thiên thời không tốt, cứ rút quân là xong. Kết quả là sau khi họ đề nghị, mười tám lộ chư hầu nhất loạt giải tán.

Đường Hầu và Thái Hầu rất thất vọng. Sau khi đại quân giải tán, họ bèn đến nước Ngô, thỉnh cầu nước Ngô xuất binh diệt Sở. Ngô Vương Hạp Lư nghe nói Đường Hầu và Thái Hầu đến, thấy vô cùng cao hứng. Vua ngô cảm thấy cuối cùng cũng đợi được đến khi thuộc quốc của nước Sở lục đục. Bởi trong mười tám lộ chư hầu đã xuất binh, có rất nhiều thuộc quốc của nước Sở như: Đốn, Hứa, Trần, Thái, đều ở trong đó. Tôn Vũ vốn đang luyện binh ở ngoài, khi đó cũng về đến đô thành của nước Ngô. Ông nói với Ngô Vương: “Hiện tại là lúc tiến binh rồi. Có thể gọi là tư tưởng lớn gặp nhau”.

Vậy lần này Tôn Vũ dẫn binh có thể đánh bại nước Sở hay không, chúng tôi sẽ kể tiếp câu chuyện trong tập tiếp theo, cảm ơn bạn đã theo dõi video này, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.


Có thể bạn quan tâm:

Xuân thu Chiến quốc (21) Dùng mái chèo để đẩy lùi quân Ngô, người đánh cá đã giải vây cho nước Trịnh

Xuân thu Chiến quốc (21) Dùng mái chèo để đẩy lùi quân Ngô, người đánh cá đã giải vây cho nước Trịnh

Bình luận

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}